Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

Nghi vấn chất thải từ Formosa Hà Tĩnh dùng để san lấp mặt bằng là những chất cực độc?


Sau khi người dân sống xung quanh nhà máy thép Formosa tại Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phản ánh về việc Công ty Năng Lượng An Việt Phát dùng chất thải của Formosa để san lấp mặt bằng và họ đã gửi đơn lên chính quyền. Thế nhưng, cho đến hôm nay đã hơn 10 ngày trôi qua, người dân vẫn đang chờ đợi phản hồi chính thức từ các cấp chính quyền. Vậy mà những người có trách nhiệm cao nhất vẫn chọn cách im lặng; mặc cho dân chúng đang rất bức xúc, hoang mang và bất an về cuộc sống của họ. Bởi vì khả năng rất cao là các nhóm lợi ích đã tiếp tay móc nối với nhau để tuôn chất thải độc hại từ Formosa ra ngoài.



Trước những dư luận, hôm ngày 8/12/2019, trang vietnamnet.vn đã đăng tải bài viết, tác giả bài viết cho rằng việc sử dụng xỉ thép của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp, đường giao thông, nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Theo bài viêt này, tác giả dựa theo quyết định số 430/QĐ-BXD về việc ban hành chỉ dẫn kỹ thuật “Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng” của Bộ Xây dựng ngày 16/5/2017 để khẳng định là hợp chuẩn. Liệu bài viết này đánh giá mang tính chất khách quan hay chỉ là lời ngụy biện để trấn an dư luận khi mà hàng ngày nhà máy FHS thải hàng ngàn tấn chất thải xỉ thép và quy trình xử lý có đảm bảo an toàn. Thực hư, việc chất thải xỉ thép có độc hại, chúng ta cùng tìm hiểu.


Xỉ gang (thực chất là xỉ lò cao) và xỉ thép là phụ phẩm của quá trình sản xuất gang và thép tương ứng.
(xem hình 1)

Xỉ lò cao được tạo ra trong quá trình sản xuất gang. Tùy thuộc vào quy trình làm nguội, xỉ lò cao được chia thành hai loại: xỉ lò cao làm nguội chậm (air-cooled blast furnace slag, viết tắt là xỉ ABFS) - được làm nguội tự nhiên nhờ không khí hoặc nước và xỉ hạt lò cao (granulated blast furnace slag, viết tắt là xỉ GBFS) - được làm nguội nhanh bằng nước. ( xem hình 2)

Trong các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống (sử dụng oxy trong lò đốt), nước làm lạnh thường bị nhiễm kim loại nặng và chất bôi trơn nên không được tái sử dụng, và được thải bỏ ra bên ngoài cùng với nước thải từ các nguồn khác nhau. Theo phương pháp này, quặng sắt được nghiền ra thành bột cùng với than, trộn với than cốc đốt trong lò cao ở nhiệt độ trên 2.000°C, tạo ra gang lỏng. Gang lỏng sau đó được đưa vào lò và thổi khí ô xy để đốt carbon thừa, làm nguyên liệu để luyện thép. Phương pháp này tiêu thụ nhiều than và sinh ra xỉ (than), khí dioxide carbon và bụi, phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường. Quặng sắt cũng chứa nhiều hóa chất độc hại như chì, thạch tín, lưu huỳnh, phốt pho. Cụ thể, để sản xuất được một tấn thép bằng công nghệ lò cao sẽ phải thải ra xấp xỉ 300 - 350 kg xỉ; 2,3 tấn khí CO2 cùng hàng loạt tạp chất khác như khí CO, bụi kim loại…Chất thải trong công nghệ luyện thép (gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn) đều rất độc hại. Cụ thể, khí thải gồm các chất như oxít, nitơ, o xít, lưu huỳnh, CO..., nước thải gồm nhiều kim loại nặng, cyanua… đều là các chất độc, nếu không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ gây chết tôm cá, thậm chí là chết người. Đặc thù của công nghiệp nặng như sản xuất thép là nước thải chứa rất nhiều hóa chất. Các thiết bị trong nhà máy luyện thép (ở nhiệt độ cao lên tới hàng nghìn độ C) muốn vận hành phải có nước làm mát. Để bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại khỏi bị ăn mòn, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống, phải thêm rất nhiều hóa chất vào nước làm mát. (https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/chat-thai-tu-luyen-thep-deu-la-chat-doc-696375.html)


Hiện nay, nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh sử dụng 3 lò cao, trong đó lò cao số 1 đã được xây dựng hoàn thiện và sẽ đi vào vận hành chính thức từ tháng 6.2016. Qua tìm hiểu, Formosa đã nhập hàng trăm tấn hóa chất vào Việt Nam phục vụ quá trình thi công và vận hành nhà máy. Theo các chuyên gia, hầu hết các chất hóa học hay hỗn hợp các hợp chất hóa học theo danh mục từ Formosa đều là các chất hay hỗn hợp các chất hóa học chống gỉ, chống ăn mòn, diệt sinh vật và tách xỉ. Vì thế nếu các hỗn hợp hóa chất này không được lưu giữ đúng quy cách sau khi đã sử dụng mà thải ra môi trường thì vô cùng nguy hiểm.

Thực tế, việc được phép lấy xỉ thải vào sử dụng các công trình như quyết định số 430/QĐ-BXD trên báo cáo con số và quy trình xử lý, giám sát chất thải ra môi trường có độc hại hay không là hai việc khác nhau. Về cơ bản, các doanh nghiệp phải xử lý các chất thải, đảm bảo yêu cầu an toàn mới được thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc tách các hóa chất độc hại khỏi nước trước khi xả thải ra rất khó khăn và tốn kém. Hơn nữa, việc kiểm soát xử lý xả thải như thế nào lại là vấn đề không đơn giản khi quá trình sản xuất của nhà máy khép kín, cơ quan chức năng lại chỉ kiểm soát định kỳ theo tháng, quý.


Thảm họa xả thải nước ra biển của công ty FHS vào tháng 4 năm 2016 làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung và để lại hậụ quả kinh hoàng trước đây là một bài học cho việc không thể tin ai. Có lẽ trong khi chờ các cấp chính quyền hành động thì chúng ta phải biết tự cứu lấy mình trước.

Tây Yên - 14/12/2019
(Người dân Tây Yên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét