Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Hàng trăm người dân Tây Yên thuộc phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã xuống đường biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh tuôn chất thải độc hại ra ngoài

Sáng nay 08/02/2020, cuộc biểu tình lên án hai Công ty Năng Lượng An Việt Phát và Công ty Tâm Viết Hải tiếp tay cho Formosa tuồn hàng chục ngàn tấn chất thải độc hại ra ngoài có nguy cơ giết chết môi trường tự nhiên. Đồng thời, yêu cầu chính quyền Hà Tĩnh phải kịp thời vào cuộc để giải quyết thỏa đáng vụ việc đã gây bất an cho người dân trong gần 3 tháng qua.
Quyết tâm xuống đường phản đối (Photo by DAP)
Sau nhiều lần kêu cứu bất thành, người dân Tây Yên cuối cùng đã phải xuống đường ôn hòa để nói lên nguyện vọng chính đáng của họ. Họ đã chuẩn bị nhiều băng rôn với nhiều thông điệp như: “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người”, “đồng lõa để hủy diệt môi trường là tội ác”, “xỉ thải Formosa còn nguy hiểm hơn cả Virus Corona”…
CSCĐ ra sức bảo vệ cho hai Công ty san lấp mặt bằng (Photo by DAP)
Việc người dân rất bức xúc và bất an trước những hiểm họa về sau là có cơ sở, bởi vì số lượng chất thải Formosa được đưa ra ngoài với số lượng rất lớn như vậy là chưa từng có, đây lại gần khu dân sinh; hơn nữa, con quái vật mang tên Formosa vẫn luôn là những nỗi ám ảnh kinh hoàng về sự hủy diệt môi trường và là mầm mống gây ra biết bao tai họa, bệnh tật trên khắp thế giới.  
Người dân hiểu rất rõ mức độ nguy hại của chất thải Formosa (Photo by TV)
Anh Nguyễn Văn Q, người sống cạnh dự án san lấp cho hay: “từ khi tôi biết tin họ lấy chất thải từ Formosa về để làm vật liệu thi công cho dự án mới. Trong đầu tôi đã có linh cảm rằng đây là điều chẳng lành rồi. Đặc biệt là sau gần 2 tháng thi công, tôi lên hiện trường để xem thì ngửi được một mùi hôi thối rất nồng nặc, cực kỳ khó chịu và nhìn thấy cỏ cây đang xanh tươi xung quanh khu vực san lấp bị chết đứng từng đám rất nhiều”.

Họ mang rất băng rôn để yêu cầu Công ty VVH trả lại môi trường trong sạch (Photo by VQH)
Đáng buồn thay, sáng nay chính quyền Hà Tĩnh đã không chịu lắng nghe mong muốn của người dân, lại còn đã huy động hàng trăm người đủ các thành phần từ CSGT, CSCĐ… đến để ngăn cấm không cho ai bước chân vào khu vực đang san lấp. Những người mặc sắc phục mà rất nhiều người trong số họ không có bảng tên đã đe dọa, ngăn cản và quyết không cho người dân tỏ bày nguyện vọng chính đáng của mình. Có vẻ như họ đang quyết tâm bảo vệ cho Formosa, bảo vệ cho hai Công ty đang tiếp tay để giết chết tương lai của nhân dân.
Cảnh sát lập hàng rào nhiều lớp để ngăn chặn người dân phản đối (Photo by DPA)
Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Bảy, chủ tịch phường Kỳ Thịnh đã điều động đủ thành phần của phường Kỳ Thịnh cùng có mặt, hội phụ nữ và một số thầy cô giáo cấp 1,2,3 đến đoàn biểu tình để nhận diện học sinh của mình và cảnh cáo các em tham gia biểu tình sẽ bị kỷ luật trong thời gian tới, đây là một sự vi phạm, lạm quyền trắng trợn.
Cô gái mời nước CSCĐ (Photo by NVN)
Được biết, Công ty Năng lượng An Việt Phát và Công ty Tâm Viết Hải là những đơn vị thi công, san lấp mặt bằng để xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa. Họ đã tiếp tay với Formosa để vận chuyển các chất thải và san lấp hơn hơn 9,56 ha đất nông nghiệp trong thời gian đã qua. Sự việc này làm cho dân Tây Yên và hàng ngàn người dân sông gần khu vực này hoang mang, lo lắng về mối nguy hại lâu dài cho tương lai và quê hương của họ. Bởi vì đây là khu vực đầu nguồn, nếu các chất thải của Formosa không được xử lý thì mai này sẽ chảy hết xuống sông Quyền, nguy cơ nguồn nước bị đầu độc không chỉ Tây Yên mà 6 xã sống xung quanh con sông này sớm muộn gì sẽ đến, hậu quả rồi đây sẽ thật khủng khiếp.

CSCĐ quyết tâm bảo vệ cho hai Công ty An Việt Phát (Photo by DAP)
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tâm, hiện đang là chánh xứ Dũ Yên (Tây Yên) và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã từng ký và gửi Đơn Kiến Nghị lên các cấp chính quyền Hà Tĩnh, trình bày những mối lo ngại về việc này. Tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn chọn cách thờ ơ đến đáng sợ với sinh mạng và cuộc sống của hàng chục ngàn người dân. Ông Phan Lam Sơn, phó giám đốc đại diện sở tài nguyên và môi trường đã trả lời, trấn an người dân và làm sạch chất thải Formosa là hợp chuẩn, hợp quy chỉ bằng một văn bản số 3949/STNMT-CCMT ngày 23/12/2019?
Rất đông người dân kéo lên mặt bằng san lấp (Photo by CPA)
Yêu cầu chính quyền Hà Tĩnh phải làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình là vì nhân dân để phục vụ. Chúng tôi đề nghị:
1/ Chính quyền phải về hiện trường ngay để lấy mẫu xét nghiệm và công bố kết quả công khai, minh bạch. Nếu có kết quả độc hại, buộc Công ty Năng lượng An Việt Phát và Công ty Tâm Viết Hải phải nạo-vét tất cả các chất đã đổ xuống mang trả lại cho Formosa.
2/ Các cấp chính quyền Hà Tĩnh phải viết bản CAM KẾT là người sẽ chịu trách nhiệm (mọi hậu quả) cho việc nếu trong tương lai môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật và chết chóc tràn lan bởi sự việc ngày hôm nay.
Người dân rất bất bình về chính quyền Hà Tĩnh
Vụ việc này đang làm cho người dân Tây Yên ngày càng bức xúc hơn bao giờ hết. Nếu chính quyền Hà Tĩnh kiên quyết chọn cách lấp liếm với kẻ đã từng giết chết biển, để làm sạch chất thải bằng mồm và văn bản, để dại dột mà đẩy đưa nhân dân vào bước đường cùng thì hậu quả của sự việc trong thời gian tới sẽ không thể lường trước được.

(TT.Tây Yên)

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Chính quyền Hà Tĩnh không nên "Thử Thách Lòng Dân"

Sau khi người dân Tây Yên tại Phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh bắt quả tang Công ty Năng lượng An Việt Phát san lấp mặt bằng, bằng chất thải nguy hại của Formosa, với diện tích 9,56 ha. Nhưng các cơ quan chức năng cho đó là chất thải không nguy hại. Người dân đang bức xúc đến tột cùng, còn chính quyền Hà Tĩnh dường như vẫn đang thử thách lòng dân?

Dân biểu tình đòi khởi tố thủ phạm giết chết biển vào tháng 7/2016
Chính quyền Hà Tĩnh trả lời người dân thiếu chính xác với nhiều lập luận giả dối, đánh tráo khái niệm. 

Ngày 23/12/2019 UBND Tỉnh Hà Tĩnh - Sở Tài Nguyên và Môi Trường có văn bản số 3949 trả lời rất thiếu tính chính xác, lấp lửng, đổ thừa và xảo trá về một sự thật rất thối nát và hèn hạ. Qua văn bản trả lời của Sở TNMT do ông Phó Giám đốc Sở Phan Lam Sơn là che đậy sự thật, thiếu trách nhiệm với nhân dân, bao che cho các cá nhân; cùng các công ty Năng lượng An Việt Phát, công ty chế biến lâm sản, Công ty Tân Viết Hải, đặc biệt là che đậy tội ác tiếp tay cho công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tuồn chất thải độc hại ra ngoài.
Chất thải vừa đổ xuống còn mới tinh
Người dân Tổ dân phố Tây Yên đang kêu cứu về việc một dự án san lấp mặt bằng với chất thải nguy hại lấy từ Formosa chưa qua xử lý là một sự thật, khó có thể chối cãi.
Thật đáng tiếc là nhiều cá nhân, công ty và cơ quan chức năng thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, lấp liếm vì những đồng tiền bẩn để tiếp tay cho Formosa giết chết môi trường mà không qua xử lý. Bởi vì khi các chất độc hại này thẩm thấu vào các dòng nước, qua thời gian sẽ là chất độc hại có thể gây chết người và hậu quả là không thể lường trước được. 
Trong lịch sử thế giới đã đưa ra nhiều cảnh cáo rằng, Formosa Hà Tĩnh như là một “sát thủ” giết môi trường tự nhiên. Cụ thể, Formosa Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn tên chất thải nguy hiểm khác nhau. Thế nhưng cơ quan công an Hà Tĩnh cho biết, Formosa Hà Tĩnh không cung cấp các kết quả phân tích chất độc hại cho cơ quan chức năng để theo dõi, xử lý hoặc không đánh giá đủ các thành phần nguy hại như Cyanua, Chì, Phenol, Hydroxit Sắt... trong bùn thải của khu công nghiệp nặng này.
Đủ loại chất thải độc hại

Người dân đang cho rằng các cấp lãnh đạo Hà Tĩnh cố tình làm ngơ cho sự việc rất nóng này. Dù cho các đơn vị sở, ban ngành đã có văn bản của ngành Công An về môi trường, theo dõi trinh sát và có báo cáo cụ thể. Cụ thể, đại tá Võ Trọng Hải, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn số 495/CAT-CSMTr về việc kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc xử lý chất thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS).

Công an Hà Tĩnh đánh giá: “Quá trình hoạt động của dự án Formosa phát sinh rất nhiều loại chất thải, được phân thành 14 nhóm và 64 danh mục với hàng nghìn tên chất thải; tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm là 3.360.500 tấn. Trong đó, các loại bùn thải, xỉ thép phát sinh và tồn kho với khối lượng rất lớn, cụ thể: Bùn cán nóng phát sinh 35 tấn/ngày, lượng tồn kho 10.700 tấn; bùn phối trộn tồn kho 28.737 tấn; bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70.000 tấn; bùn lò chuyển phát sinh 303 tấn/ngày, từ khi đi vào hoạt động đến nay lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất, xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn”.
Formosa ngày đêm xả thải
Giám đốc công an Hà Tĩnh nhấn mạnh trong công văn này: “Việc phân định các loại bùn bụi đều do Formosa thuê các đơn vị tư nhân (được Bộ TN-MT cấp phép) để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và căn cứ vào đó để phân loại có nguy hại hay không. Các cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng để kiểm tra tính chính xác trong kết quả phân tích, do đó việc phân định chất thải rất khó mang tính khách quan, chính xác (như việc bùn lò cao trước đây phân tích là chất thải nguy hại, nhưng sau đó phân tích lại kết quả là chất thải thông thường); Các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Công ty Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi, quản lý”. Nhưng tỉnh Hà Tĩnh không mấy quan tâm đến dân chúng, làm việc cho dân mà chỉ biết “chắm mút” lợi ích nhóm, bưng bê và bao che để đạt được lợi ích cá nhân và chà đạp lên sự sống của người dân.
Vậy là đã rõ, chất thải nguy hại trong Formosa hiện nay đang ở mức quá tải. Họ đang dùng mọi cách, mọi thủ đoạn để tuồn chúng ra ngoài như hình thức san lấp mặt bằng. Mà người dân Tây Yên là những người gánh chịu hậu quả trực tiếp và họ hiểu rất rõ về sự nguy hiểm này. Cho nên, người dân đang hoang mang, lo lắng và bất an là hoàn toàn dễ hiểu.
Công an Hà Tĩnh đã đánh tráo khái niệm, tên các loại chất thải trong các phương án tái chế, các loại chất thải rắn và tạp liệu từ Công ty Formosa là chưa chính xác, nếu không muốn nói là hoàn toàn giả. Cụ thể như, gọi các loại bùn thải là “bùn quặng”, “bùn khoáng”… không thể hiện đúng bản chất sự việc. Theo ngôn ngữ thông dụng của Việt Nam thì “bùn khoáng” là loại bùn thiên nhiên được hình thành do những biến đổi của địa chất; còn “quặng” là các loại đá chứa khoáng chất kim loại hoặc đá quý được khai thác từ mỏ. Trong lúc đó, các loại bùn của Formosa là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nên không thể dùng từ như vậy, dẫn đến sai lệch bản chất của chất thải. 

Công ty An Việt Phát chịu trách nhiệm thi công

Các cấp chính quyền Hà Tĩnh, cụ thể cơ quan chức năng Sở TNMT trả lời văn bản với người dân bằng cách ngụy biện, dối trá rằng “chất thải của Formosa là không nguy hại”, một sự đê tiện không thể chấp nhận được. Thế mà ông Phan Lam Sơn vẫn ung dung đặt bút ký, kiểu như làm sạch chất thải bằng “mồm và các văn bản”. Nếu không độc hại, ông Sơn nên mang các “bùn khoáng” đó về đổ trong vườn nhà ông thử xem. Nếu ông bận quá thì để chúng tôi tự nguyện làm việc đó thay ông.

SỨC DÂN CHỊU ĐỰNG LÀ CÓ GIỚI HẠN

Formosa từng cúi đầu nhận tội trên truyền hình Việt Nam là thủ phạm gây nên thảm hoạ môi trường biển lớn nhất lịch sử nước Việt vào năm 2016, sự việc này đã làm cho cá chết hàng loạt của bốn tỉnh miền Trung. Những vùng như Tây Yên và những người làm nghề biển là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất. Kể từ đó, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, mọi thứ trở nên đen tối hơn bao giờ hết. Khi đưa nhân dân vào bước đường cùng họ sẽ đứng lên đấu tranh là một điều tất yếu. Chúng ta đã từng biết đến một Formosa thất thủ sau đó. Dĩ nhiên, cả hệ thống chính quyền đặc biệt là lực lượng Công an bảo vệ cho thủ phạm cũng đã từng thất thủ đấy thôi. Vì sức mạnh của lòng dân là không thể cản! Giống như “con giun bị xéo lắm cũng quằn”.  

Đặc điểm của dân tộc chúng ta luôn yêu chuộng hoà bình, rất thương nòi giống và chấp nhận hy sinh để bảo vệ quốc gia, chủ quyền. Sinh ra trên đời không ai muốn đau khổ, máu phải đổ; nhưng khi tàn tâm ép họ vào đường cùng thì họ sẽ nguyện sống chết để bảo vệ cho quê hương và tương lai con cháu của họ. Họ vẫn đang chờ đợi một quyết định sáng suốt về sự việc này. Hãy nhanh chóng khoanh vùng, nạo vét các khối chất thải nguy hại khỏi vùng đất của tổ tiên của họ, trả lại môi trường trong sạch vốn có của nó.

Chúng ta biết rằng, Công ty Tân Viết Hải là một trong những công ty sản xuất bê tông tươi thành phẩm, nó hoạt động ngay gần khu dân sinh. Công ty này thường xả thải theo bờ kênh xuống Sông Quyền, nhiều người dân nơi đây đã từng phản ánh. Nay lại tiếp tục tiếp tay cho công ty khác để phá hàng rào, tập kết trong bãi sau đó đổ chất thải độc hại từ Formosa để san lấp mặt bằng.
Formosa xả khói độc hại về chiều

Việc này là khẩn cấp vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Thế nhưng có chăng là chính quyền vẫn đang quyết tâm bảo vệ cho những thế lực đen tối để đưa dân đi đến chỗ chết? 
Hãy thể hiện đúng trách nhiệm, vai trò và lương tri của con người khi còn chưa muộn. Đừng đợi đến khi mọi sự được tỏ tường, và sự thật được thực thi; thì đến lúc đó sẽ không có nhà tù nào chứa nỗi nữa đâu, thay vào đó là “một án tử” từ lòng dân là điều chắc chắn.

(Người Tây Yên)

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Về Vấn Đề Dùng Chất Thải Độc Hại Formosa Để San Lấp Mặt Bằng

TTTY - Vào ngày 4/12/2019, Truyền Thông Tây Yên có đăng bài viết phản ánh về việc Công ty Năng Lượng An Việt Phát dùng chất thải của Formosa để san lấp mặt bằng và đã gửi đơn lên chính quyền.


Hầu hết mọi người cùng quan điểm là phản đối mạnh mẽ về vấn đề khẩn cấp này và đợi cơ quan chính quyền vào cuộc.

Nhưng sau khi nhận đơn, Công ty Năng Lượng An Việt Phát vẫn tiếp tục phối hợp với cơ quan công an và chính quyền cho các phương tiện máy móc để lấp số chất thải đó nhằm giấu đi vào ngày 09/12/2019. Tuy nhiên, người dân phát hiện kịp thời và bắt giữ nguyên hiện trường. Hiện tại Công ty này đã tạm ngừng thi công.

Và đến hôm nay, ngày 9/12/2019 bên phía chính quyền vẫn không hề có động thái nào về vấn đề đang rất nóng này.
- Chúng ta tự hỏi, chính quyền và những người có trách nhiệm có đồng loã với Formosa trong sự việc này?
- Nếu không thì tại sao không trả lời kịp thời cho dân biết để họ khỏi hoang mang, để tập trung vào cho công việc cuối năm của mình.
- Nếu đã tiếp tay, thì các vị đang cố tình đưa mình đi vào chỗ đường cùng rồi; bởi vì rồi đây, “Trời sẽ không dung, Đất cũng không tha” cho quý vị, chứ đừng nói đến TDP Tây Yên nói riêng và toàn Phường Kỳ Thịnh cùng các Kỳ khác nói chung.

Nên nhớ cho rằng, việc san lấp mặt bằng này là đầu nguồn nước của người dân; bắt đầu từ Yên Thịnh - TDP Tây Yên, chảy theo sông Quyền và qua một số phường khác. Như vậy, nếu chất độc này ngấm vào lòng đất thì hậu quả rất nghiêm trọng đối với chúng ta hiện tại và cho những chính con cháu chúng ta mai sau.

Nếu các cấp chính quyền là đại diện cho người dân không kịp thời làm sáng tỏ thì chúng tôi sẽ tới Công ty Năng Lượng An Việt Phát, bắt buộc Công ty này đào, vét lên và chở đúng số chất thải đã đổ trở lại Formosa.

Qua bản đồ chúng ta có thể thấy nơi vị trí Formosa và nơi đổ chất thải rất gần với Yên Thịnh - TDP Tây Yên - Phường Kỳ Thịnh - Thị xã Kỳ Anh - Tĩnh Hà Tĩnh - Việt Nam.

Hãy lên tiếng khi còn chưa muộn!
Tây Yên, 09/12/2019
(Ban Truyền Thông Tây Yên)

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

Nghi vấn chất thải từ Formosa Hà Tĩnh dùng để san lấp mặt bằng là những chất cực độc?


Sau khi người dân sống xung quanh nhà máy thép Formosa tại Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phản ánh về việc Công ty Năng Lượng An Việt Phát dùng chất thải của Formosa để san lấp mặt bằng và họ đã gửi đơn lên chính quyền. Thế nhưng, cho đến hôm nay đã hơn 10 ngày trôi qua, người dân vẫn đang chờ đợi phản hồi chính thức từ các cấp chính quyền. Vậy mà những người có trách nhiệm cao nhất vẫn chọn cách im lặng; mặc cho dân chúng đang rất bức xúc, hoang mang và bất an về cuộc sống của họ. Bởi vì khả năng rất cao là các nhóm lợi ích đã tiếp tay móc nối với nhau để tuôn chất thải độc hại từ Formosa ra ngoài.



Trước những dư luận, hôm ngày 8/12/2019, trang vietnamnet.vn đã đăng tải bài viết, tác giả bài viết cho rằng việc sử dụng xỉ thép của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp, đường giao thông, nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Theo bài viêt này, tác giả dựa theo quyết định số 430/QĐ-BXD về việc ban hành chỉ dẫn kỹ thuật “Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng” của Bộ Xây dựng ngày 16/5/2017 để khẳng định là hợp chuẩn. Liệu bài viết này đánh giá mang tính chất khách quan hay chỉ là lời ngụy biện để trấn an dư luận khi mà hàng ngày nhà máy FHS thải hàng ngàn tấn chất thải xỉ thép và quy trình xử lý có đảm bảo an toàn. Thực hư, việc chất thải xỉ thép có độc hại, chúng ta cùng tìm hiểu.


Xỉ gang (thực chất là xỉ lò cao) và xỉ thép là phụ phẩm của quá trình sản xuất gang và thép tương ứng.
(xem hình 1)

Xỉ lò cao được tạo ra trong quá trình sản xuất gang. Tùy thuộc vào quy trình làm nguội, xỉ lò cao được chia thành hai loại: xỉ lò cao làm nguội chậm (air-cooled blast furnace slag, viết tắt là xỉ ABFS) - được làm nguội tự nhiên nhờ không khí hoặc nước và xỉ hạt lò cao (granulated blast furnace slag, viết tắt là xỉ GBFS) - được làm nguội nhanh bằng nước. ( xem hình 2)

Trong các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống (sử dụng oxy trong lò đốt), nước làm lạnh thường bị nhiễm kim loại nặng và chất bôi trơn nên không được tái sử dụng, và được thải bỏ ra bên ngoài cùng với nước thải từ các nguồn khác nhau. Theo phương pháp này, quặng sắt được nghiền ra thành bột cùng với than, trộn với than cốc đốt trong lò cao ở nhiệt độ trên 2.000°C, tạo ra gang lỏng. Gang lỏng sau đó được đưa vào lò và thổi khí ô xy để đốt carbon thừa, làm nguyên liệu để luyện thép. Phương pháp này tiêu thụ nhiều than và sinh ra xỉ (than), khí dioxide carbon và bụi, phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường. Quặng sắt cũng chứa nhiều hóa chất độc hại như chì, thạch tín, lưu huỳnh, phốt pho. Cụ thể, để sản xuất được một tấn thép bằng công nghệ lò cao sẽ phải thải ra xấp xỉ 300 - 350 kg xỉ; 2,3 tấn khí CO2 cùng hàng loạt tạp chất khác như khí CO, bụi kim loại…Chất thải trong công nghệ luyện thép (gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn) đều rất độc hại. Cụ thể, khí thải gồm các chất như oxít, nitơ, o xít, lưu huỳnh, CO..., nước thải gồm nhiều kim loại nặng, cyanua… đều là các chất độc, nếu không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ gây chết tôm cá, thậm chí là chết người. Đặc thù của công nghiệp nặng như sản xuất thép là nước thải chứa rất nhiều hóa chất. Các thiết bị trong nhà máy luyện thép (ở nhiệt độ cao lên tới hàng nghìn độ C) muốn vận hành phải có nước làm mát. Để bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại khỏi bị ăn mòn, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống, phải thêm rất nhiều hóa chất vào nước làm mát. (https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/chat-thai-tu-luyen-thep-deu-la-chat-doc-696375.html)


Hiện nay, nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh sử dụng 3 lò cao, trong đó lò cao số 1 đã được xây dựng hoàn thiện và sẽ đi vào vận hành chính thức từ tháng 6.2016. Qua tìm hiểu, Formosa đã nhập hàng trăm tấn hóa chất vào Việt Nam phục vụ quá trình thi công và vận hành nhà máy. Theo các chuyên gia, hầu hết các chất hóa học hay hỗn hợp các hợp chất hóa học theo danh mục từ Formosa đều là các chất hay hỗn hợp các chất hóa học chống gỉ, chống ăn mòn, diệt sinh vật và tách xỉ. Vì thế nếu các hỗn hợp hóa chất này không được lưu giữ đúng quy cách sau khi đã sử dụng mà thải ra môi trường thì vô cùng nguy hiểm.

Thực tế, việc được phép lấy xỉ thải vào sử dụng các công trình như quyết định số 430/QĐ-BXD trên báo cáo con số và quy trình xử lý, giám sát chất thải ra môi trường có độc hại hay không là hai việc khác nhau. Về cơ bản, các doanh nghiệp phải xử lý các chất thải, đảm bảo yêu cầu an toàn mới được thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc tách các hóa chất độc hại khỏi nước trước khi xả thải ra rất khó khăn và tốn kém. Hơn nữa, việc kiểm soát xử lý xả thải như thế nào lại là vấn đề không đơn giản khi quá trình sản xuất của nhà máy khép kín, cơ quan chức năng lại chỉ kiểm soát định kỳ theo tháng, quý.


Thảm họa xả thải nước ra biển của công ty FHS vào tháng 4 năm 2016 làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung và để lại hậụ quả kinh hoàng trước đây là một bài học cho việc không thể tin ai. Có lẽ trong khi chờ các cấp chính quyền hành động thì chúng ta phải biết tự cứu lấy mình trước.

Tây Yên - 14/12/2019
(Người dân Tây Yên)